Bên cạnh chữ ký thì con dấu cũng là một công cụ quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Một trong yếu tố quan trọng của con dấu chính là kích thước. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Bài viết sau đây, Khắc Dấu Thiên Thanh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kích thước con dấu, các quy định liên quan. Cùng theo dõi bài viết này nhé!
Vai trò kích thước con dấu
Con dấu là phương tiện đặc biệt, được dùng trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chúng giúp cho việc ký kết công văn trở nên đơn giản hơn. Kích thước con dấu giúp doanh nghiệp đảm bảo tính chuyên nghiệp, hợp pháp và dễ nhận diện trong văn bản, giấy tờ. Sau đây là một số vai trò của kích thước con dấu:
- Xác định tính pháp lý: Con dấu phải có kích thước chuẩn để đảm bảo tính hợp pháp
- Thể hiện chính chuyên nghiệp và uy tín: Đối với công ty lớn, kích thước con dấu sẽ tạo ấn tượng tốt, thể hiện uy tín.+
- Tối ưu không gian trên tài liệu: Con dấu quá lớn sẽ chiếm nhiều không gian và che mất nội dung quan trọng.
- Đáp ứng yêu cầu quy định ngành nghề: Một số ngành nghề có quy định riêng về kích thước con dấu.
Nhìn chung, kích thước con dấu không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn liên quan đến tính hợp pháp và hiệu quả khi sử dụng thực tế.
Kích thước con dấu thông dụng
Để hiểu rõ hơn về con dấu, sau đây là một số kích thước con dấu phổ biến:
Kích thước con dấu tròn
Con dấu tròn được dùng để đóng vào văn bản, giấy tờ và văn kiện. Đây là con dấu có ý nghĩa quan trọng đối với công ty, doanh nghiệp. Kích thước con dấu tròn công ty theo thông tư số 08/2003/TT-BCA quy định là đường kính con dấu là 36mm. Bắt buộc phải có hai đường nét, khoảng cách giữa 2 nét trong và tương đương khoảng 5mm. Hiện nay một số doanh nghiệp cũng đã linh động về kích thước con dấu, có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức 36mm.
Kích thước con dấu vuông
Kích thước con dấu vuông có dạng khung hình vuông, hình chữ nhật với một số kích thước cơ bản như 14x38mm, 22x58mm, 38x75mm, 42x42mm,… Con dấu vuông được sản xuất với đa dạng kích thước nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách hàng.
Kích thước con dấu chữ ký
Mỗi một con dấu sẽ có kích thước khác nhau, điển hình là 22 x 58 mm; 42 x 42 mm; 50 x 30 mm,… Điểm chung trong mẫu dấu này chính là cán hình vuông, cán dấu USB hoặc chấm mực. Khắc dấu chữ ý thường sẽ thể hiện rõ chữ ký, họ tên hoặc chức danh của người sử dụng. Con dấu này được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp, trường học,…
Kích thước con dấu tên
Con dấu tên có kích thước đạt chuẩn từ 14x38mm. Một loại dấu được sử dụng phổ biến ở cơ quan, công ty hay cá nhân. Ngoài ra kích thước con dấu tên có loại 18x47mm. Nó được sử dụng cho những tên dài, mẫu dấu tên bé không đáp ứng được yêu cầu kích thước này.
Kích thước con dấu hoàn công
Kích thước chuẩn của con dấu hoàn công thường là 7x14cm, 8x14cm,… Tuy nhiên trước khi ti công và thiết kế, ta cần làm mẫu khắc dấu hoàn công theo đúng thông tư 26 quy định. Điều này sẽ giúp con dấu có cơ sở pháp lý, giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng một cách đúng đắn và hiệu quả.
Kích thước con dấu chức danh
Khi khắc dấu chức danh, các đơn vị sẽ khắc theo kích thước như sau: 14x33mm, 18x47mm. Đây được xem là hai kích thước mẫu dấu cơ bản, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tại Khắc Dấu Thiên Thanh, bạn có thể lựa chọn kích thước phù hợp nhất với nhu cầu của mình để tối ưu hiệu quả sử dụng. Doanh nghiệp có thể tham khảo ý kiến và xin đề xuất của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền về kích thước con dấu.
Vừa rồi là những chia sẻ của Khắc Dấu Thiên Thanh về kích thước con dấu phổ biến. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về con dấu. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm
Các loại con dấu phổ biến nhất hiện nay dành cho doanh nghiệp
Làm con dấu in trên mọi chất liệu ở đâu đáng tin cậy?